Nhìn từ xa, người ta có thể nhầm nó với một giọt thủy ngân lớn, còn khi đến gần, họ có thể thấy trên bề mặt phản chiếu rất rõ của nó là hình ảnh đường chân trời, quang cảnh thành phố và thậm chí khách bộ hành qua lại, song đã được biến đổi thành một khung cảnh mới mẻ, uốn cong tuyệt đẹp.
Khi nhắc đến tác phẩm điêu khắc này, nghệ sĩ Anish Kapoor xem đó là “một cánh cổng dẫn vào thành phố Chicago, một ý tưởng nên thơ về thành phố mà nó phản chiếu”. Chất lượng thiết kế và tay nghề khéo léo lộ rõ khi ta đến gần xem xét, chiêm ngưỡng bề mặt cong cong nhẵn bóng, sáng ngời của nó. Cuối cùng, cần phải nói rằng cánh Cổng Đám Mây thật sự là một biểu tượng mới mẻ của thành phố và là một lý do hợp lý nữa để ta đến tham quan Chicago.
Tác phẩm điêu khắc này là kết quả có được từ một cuộc thi thiết kế. Khi đã được ban giám khảo chọn lựa, việc thi công công trình này cũng nảy sinh nhiều vấn đề công nghệ, kỹ thuật liên quan đến lĩnh vực xây dựng và lắp ráp cũng như vấn đề bảo dưỡng, đại tu. Người ta đã tham vấn ý kiến của nhìêu chuyên gia khác nhau, một số người tin rằng không thể thực hiện công trình này được. Sau rốt, họ cũng quyết định đi đến một phương pháp khả thi, nhưng tiến độ công việc chậm hơn dự kiến và ra mắt trong bộ dạng chẳng hoàn hảo chút nào trong buổi lễ khánh thành công viên Thiên niên kỷ, trước khi họ giấu nó đi để hoàn thiện thêm và cho ra mắt lại lần cuối.
Một số góc ảnh khác nhau của Cổng Đám Mây:
|