Thời tiết
Giá vàng
Chứng khoán
Cập nhật: Thứ sáu, 14/02/2014, 14:23 GMT+7
Quảng trường trung tâm Thành phố Ninh Bình

Quảng trường trung tâm Thành phố Ninh Bình là không gian đặc thù dành cho các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa và sinh hoạt cộng đồng đô thị của tỉnh Ninh Bình; là sự hạn định và gắn kết những thành tố độc lập để tạo lập một tổng thể không gian kiến trúc cảnh quan gồm: Quảng trường trung tâm, công viên văn hóa lịch sử, các công trình kiến trúc quan trọng, tượng đài, các vật thể nghệ thuật kiến trúc... với hệ thống giao thông & hạ tầng kỹ thuật cảnh quan chung của Thành phố.


Không gian toàn thể của khu vực xây dựng có diện tích 68ha, được xây dựng tại phường Ninh Khánh - TP. Ninh Bình theo hướng tổ chức tốt các thành tố riêng biệt chuyên dụng trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau cùng có lợi, nhằm gia tăng hệ thống hạ tầng dịch vụ và cảnh quan chung cho toàn công trình. Mỗi thành tố riêng được thiết kế xây dựng hiện đại, bền vững, đủ các chức năng thành phần như: Chức năng chính, dịch vụ, phụ trợ, hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan...vv, được thiết kế đồng bộ với tiện ích cao phù hợp với các đối tượng sử dụng (trong đó đặc biệt ưu tiên cho khách tham quan du lịch); phù hợp với tổng quan chung; có điều kiện kỹ thuật vật chất phù hợp với khả năng kinh tế, kỹ thuật đương đại, giá trị sử dụng cao với chi phí đầu tư thấp...vv tạo tiền đề tốt nhất cho các hoạt động phức hợp của cộng đồng đô thị.

Phương án 1:
Không gian được tổ chức làm 3 khu vực kết nối liên hoàn: Khu tượng đài, khu quảng trường & khu công viên:


1. Khu tượng đài có diện tích 9,4 ha (kích thước 388m x 242m), tại đây được bố trí Tượng đài cao 56m, khán đài quảng trường, bảo tàng đá, đoạn mô phỏng thành Hoa Lư, dịch vụ tham quan và cảnh quan. Khu này có hệ thống kiểm soát để bán vé tham quan.
2. Khu quảng trường có diện tích 8,86 ha (367,5m x 241m) trồng cỏ ô vuông.
3. Khu công viên có diện tích 29 ha, trong đó bố trí 1 cột kinh Thủ Lăng Nghiêm cao 60m và 18 cột kinh Đinh Liễn cao 6m, hệ thống vị trí đặt hình mô phỏng các di sản (hoặc kỳ quan), hệ thống các tường đá (phù điêu mô phỏng lịch sử Ninh Bình), hệ thống công trình đá (dùng cho dịch vụ), hồ nước (cho dịch vụ & các sinh hoạt văn hóa phi vật thể), hệ thống cây xanh (đặc biệt là cây anh đào), cổng & các vật thể nghệ thuật kiến trúc khác....vv. Khu này cũng được kiểm soát để bán vé tham quan.


Tuyến đường Đinh Tiên Hoàng (đoạn áp sát với quảng trường & khu tượng đài, phía trên đường hầm), được cải tạo mở rộng về phía Nam 18-22m (làn đường hiện có là 9 m) và lát đá nguyên khối, dùng làm đường đi bộ, diễu binh, diễu hành.


Phương án có cấu trúc đăng đối "tiền - hậu", "tả - hữu", trong đó điểm nhấn chủ đạo là Tượng đài & khán đài, điểm triều bái là cổng vào công viên:
1. Tiền (điểm triều bái) là cổng vào công viên, góc tới hạn từ điểm này tới đỉnh Tượng đài là 5o (là góc tối thiểu).
2. Hậu (điểm nhấn chủ đạo) là tượng đài Đinh Tiên Hoàng (cao tối thiểu 56m) và khán đài.
3. Tả (khu hành chính mới): Khống chế độ cao dưới 12 tầng.
4. Hữu: Khu Tỉnh Ủy & HĐND Tỉnh 7 tầng.


Phối cảnh mặt đứng hướng tượng đài


Phối cảnh mặt đứng hướng công viên
 
Phương án 2:
Không gian cũng được tổ chức làm 3 khu vực: Khu tượng đài, khu quảng trường & khu công viên; 3 phân khu này được kết nối liên hoàn, có tính năng tương tự phương án 1.


 
Điểm khác biệt lớn nhất là khán đài được bố trí ở đường Nguyễn Bặc (hướng Tây Nam, áp sát khu hành chính mới), bởi vậy tuy cũng có cấu trúc đăng đối "tiền- hậu", "tả- hữu", nhưng nảy sinh một số vấn đề sau:
1.  Đường Nguyễn Bặc (đoạn qua quảng trường) cần phải mở rộng, nhưng đường này bị gãy nên làm biến dạng hình của toàn khu (đặc biệt thấy rõ ở khu vực Tượng đài).
2.  Điểm chủ thể là Khu hành chính mới và như vậy khu Tỉnh ủy - HĐND trở thành triều bái, Tượng đài và cột kinh là tả hữu.
3.  Quảng trường thu hẹp, chỉ còn kích thước 190m x 248m, xung quanh quảng trường về phía đối diện & 2 bên là khu vực cây xanh.
4.  Khu hành chính mới sẽ bị khán đài án ngữ, bất lợi cho việc sử dụng, thiết kế xây dựng & sử dụng đất của công trình này (nếu khắc phục bằng cách xây cao nền lên thì khu trụ sở Tỉnh ủy & HĐND càng nhỏ bé).




Phương án 2*:
Phương án 2* là sự kết hợp giữa phương án 1 do Công ty DAC lập tháng 12/2012 và phương án do Viện quy hoạch xây dựng, thuộc Sở Xây dựng Ninh Bình, lập năm 2011. Trong đó, khu tượng đài và khu quảng trường được giữ nguyên như phương án 1 của Công ty DAC.


Điểm khác biệt cơ bản bao gồm:

Khu công viên văn hóa lịch sử được quy hoạch trên cơ sở kết hợp các ý tưởng của 2 phương án, tạo điều kiện cho sông đào chảy qua phân khu công viên với hình thế được vi chỉnh để toàn bộ khúc sông tạo thành hình tượng 1 con rồng đang hướng ra biển.
Tuyến đường quy hoạch đi qua khu cây xanh phía sau Trung tâm hội nghị Tỉnh được đề xuất điều chỉnh hướng tuyến (uốn cong theo hình thế của dòng sông để tạo hình tượng con rồng, thay vì gãy khúc).
Tuyến đường Nguyễn Bặc được đề xuất kéo dài tiệm cận đến sông Đáy (thay vì uốn cong đi lên phía Bắc).

Theo đó, ranh giới quy hoạch có sự thay đổi: Tổng diện tích toàn khu quảng trường tăng thêm 3 ha, từ 68 lên 71 ha.
  • Chỉ đạo thực hiện: TS. KTS Lê Tuấn
  • Chủ trì kiến trúc 1: Ths. KTS Hà Quang Hùng
  • Chủ trì kiến trúc 2: Ths. KTS Nguyễn Hải Bách
  • Chủ trì kết cấu và hạ tầng KT: Ths. KS Nguyễn Minh Tú
  • Quản lý dự án: Ths. KS Nguyễn Tuấn
  • Thực hiện: Các kiến trúc sư thuộc Khối kiến trúc nghệ thuật, Khối kiến trúc kỹ thuật & các cộng sự thuộc các Trung tâm chuyên ngành khác của công ty DAC.
Khối Kiến trúc nghệ thuật
(DAC)
Trang inGửi cho bạn bèÝ kiến của bạn?Thông tin thảo luận.
Thông tin khác:
THĂM DÒ Ý KIẾN
Bạn chọn tư vấn kiến trúc nào?
Công ty trong nước
Công ty nước ngoài
Công ty liên doanh
KTS hành nghề tự do
Khác
Bản quyền trang web thuộc về: Công ty Tư vấn và Thiết kế Kiến trúc Việt Nam
Ghi rõ nguồn www.dac.vn khi phát hành lại các tin tức lấy từ trang này
Liên hệ:
congtydac@gmail.com - Điện thoại: (04).3768.5599    Fax: (04).3795.0335
Địa chỉ: Số 8, ngõ 82 Phố Dịch Vọng Hậu, Khu công nghệ thông tin tập trung, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội   (xem bản đồ)