Thời tiết
Giá vàng
Chứng khoán
Cập nhật: Thứ ba, 02/08/2011, 10:59 GMT+7
Tiểu luận: Concept trong kiến trúc
Concept là những ý tưởng ban đầu được hình thành khi bạn tiếp nhận thông tin về một công trình nào đó. Là cái bạn cảm nhận được ngay lúc đầu tiên, hay trong lúc tìm kiếm ý tưởng (người ta gọi là giai đoạn schemetic design). Concept sau này được áp dụng rất mạnh mẽ trong lĩnh vực quảng cáo, giống như bạn nhìn hình ảnh đó, hành động đó, bạn đã cảm thấy được tính chất và thông điệp của người tạo ra sản phẩm mang đến cho bạn. Một tác phẩm văn học hay nghệ thuật, khi đưa ra đều phải có concept hay một cái gì đó xuyên suốt liên hệ đến toàn bộ tác phẩm. Concept trong kiến trúc còn đi xa hơn, đó là sự tương tác với sản phẩm. Từ lúc đầu tiên đối với người KTS và sau là đến chính người sử dụng nó.

 
Với quan niệm của chúng tôi, concept như cái "hồn" trong khi công trình là "thể xác". Công trình như những con nguời khác nhau. Để cảm nhận cái hồn của một con người, chúng tôi phải thật hiểu người đó. Phân tích hiện trạng như phân tích vị trí xã hội người đó. Tìm hiểu về tính cách nguời đó cũng như tìm hiểu bản chất của công trình. Tóm lại, concept chính là ý tưởng chính, là cái xương sống xuyên suốt của thiết kế. Ở đây có một trình tự làm việc rất khoa học, cái trước là bắt nguồn của cái sau, và cái sau thể hiện ý tưởng ban đầu, không lệch lạc. Đó chính là hướng đến sự "vẹn toàn" (consistent) của thiết kế.
Trong đời sống xã hội, nhu cầu của con người là vô hạn (nói theo cách ví von là 9 người 10 ý ). Một thiết kế này có thể là hợp với người này, nhưng không hợp với người kia. Phải chăng một concept sẽ là “cứu cánh” cho các thiết kế, nhằm tạo ra một môi trường cụ thể cho các đánh giá chuyên môn về đồ án? Không thể giải quyết tất cả các bài toán xảy ra trong cuộc sống, và một đề tài nghiên cứu khoa học "khéo léo" bao giờ cũng đặt ra một giới hạn thích hợp, để khỏi "bơi" trong quá nhiều vấn đề. Cũng như thế, một concept phải chăng chính là cách để "gạt phăng" những đòi hỏi khác vượt quá phạm vi giải quyết của phương án.

Tiếp tục với những suy nghĩ trên, theo chúng tôi, một đề bài thiết kế kiểu "đề đóng" bao giờ cũng có một cái khung ban đầu gồm nhu cầu (hướng đến tương lai) và hiện trạng (liên quan đến quá khứ và hiện tại). Từ cái khung đó các tiêu chí sẽ hình thành, tạo ra một hay nhiều hướng cho thiết kế. KTS sẽ chọn những hướng đã biết, hay là tìm thấy những hướng vô hình nằm bên trong cái khung đó, và đề ra các giải pháp, đó chính là sáng tạo. Sáng tạo trong giới hạn nhằm giải quyết vấn đề cụ thể. Những tương tác giữa giải pháp và tiêu chí sẽ củng cố giải pháp tốt, loại bỏ giải pháp không phù hợp. Kết quả sẽ là một tập hợp những giải pháp nằm trong cái "khung" được xây dựng bằng nhu cầu và hiện trạng trên kia.

Cái "khung" đó phải chăng là concept?

(Bài viết có tham khảo từ nhiều nguồn trên Internet)
Khối Kiến trúc nghệ thuật
www.dac.vn
Trang inGửi cho bạn bèÝ kiến của bạn?Thông tin thảo luận.
Thông tin khác:
THĂM DÒ Ý KIẾN
Bạn chọn tư vấn kiến trúc nào?
Công ty trong nước
Công ty nước ngoài
Công ty liên doanh
KTS hành nghề tự do
Khác
Bản quyền trang web thuộc về: Công ty Tư vấn và Thiết kế Kiến trúc Việt Nam
Ghi rõ nguồn www.dac.vn khi phát hành lại các tin tức lấy từ trang này
Liên hệ:
congtydac@gmail.com - Điện thoại: (04).3768.5599    Fax: (04).3795.0335
Địa chỉ: Số 8, ngõ 82 Phố Dịch Vọng Hậu, Khu công nghệ thông tin tập trung, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội   (xem bản đồ)