Cập nhật: Thứ hai, 19/04/2010, 14:34 GMT+7 |
Những công trình bắt mắt nhất châu Âu |
Mỗi khi nghĩ đến kiến trúc châu Âu, mọi người thường hình dung một chuỗi như vô tận các di tích lịch sử bao phủ các vùng đất từ London (Anh) đến Athens (Hi Lạp). Nhưng thật ra cạnh đó còn là niềm kiêu hãnh về những kiệt tác kiến trúc hiện đại, từ những tòa nhà uy nghi đến các công trình lạ mắt nhất thế giới. Bảo tàng nghệ thuật Graz (thành phố Graz, Áo) Bảo tàng nghệ thuật Graz (Kunsthaus Graz) nằm ở thành phố Graz, một trong những thành phố thanh lịch nhất nước Áo với những cung điện và khu nhà lớn theo phong cách kiến trúc Baroque. Trung tâm Pompidou (Paris, Pháp) Là một công trình hiện đại đã cũ vì được xây dựng từ năm 1977, nhưng trung tâm Pompidou vẫn có khả năng khiến bạn bị sốc khi lần đầu tiên nhìn thấy. Bạn có thể nghĩ rằng cố gắng xây một điểm văn hóa hiện đại ở một thành phố mang đậm vẻ đẹp cổ điển là một việc làm phù phiếm. Zaha Hadid đã không nghĩ như vậy. Suốt thập kỷ qua, kiến trúc sư người Anh này đã "đánh bóng" được dự án táo bạo và sáng tạo nhất của mình. Thành phố London đông đúc đã bị "rung chuyển" khi Gherkin - Quả dưa chuột "mọc lên" vào năm 2003. 30 St Mary Axe đã báo trước sự bùng nổ các công trình cao tầng ở khu Mile Square vốn chỉ có những ngôi nhà khá thấp bằng gạch và đá hoa. Tòa nhà Reichstag (Berlin, Đức) Đối với nhiều người, Reichstag mới là biểu tượng của một nước Đức hiện đại và thống nhất. Mái vòm tòa nhà này cho du khách tầm nhìn 360 độ của đường chân trời thành phố Berlin và có một lối đi xuống các phòng nghị viện. Nhiều người cho rằng kiệt tác xoắn và bóng này là công trình kiến trúc hiện đại sáng lóa nhất châu Âu. Ra mắt vào năm 1997, Bảo tàng Guggenheim đã mang lại hơi thở cuộc sống mới cho thành phố cảng Bilbao. Kiến trúc sư người Canada Gehry bị lịch sử của thành phố Bilbao thu hút và ông đã cố gắng kết hợp các hình dạng vảy cá và thân tàu cho Bảo tàng Guggenheim. Dù Guggenheim sở hữu những bộ sưu tập nghệ thuật đương đại ấn tượng, nhưng du khách lại thường bị kinh ngạc bởi bề ngoài nhấp nhô, được che phủ bằng thủy tinh, titan và đá vôi của bảo tàng. Guggenheim đã được quay trong cảnh mở đầu của một bộ phim có James Bond đóng, The World Is Not Enough. Nhà hát Opera (Oslo, Na Uy) Sydney không phải là thành phố duy nhất có nhà hát được thiết kế theo kiểu Scandinavi danh giá. Neo đậu bên bờ sông của thành phố Oslo, tổ hợp sáng lóa với cẩm thạch và kính này mở cửa vào năm 2008, và được tuyên bố là biểu tượng văn hóa quan trọng nhất của Na Uy kể từ khi nhà thờ Nidaros được hoàn thành vào năm 1300. Nhà hát bao phủ bởi một mái dốc màu trắng này được mệnh danh là núi cẩm thạch, in hình những đỉnh núi phủ tuyết nằm rải rác ở nhiều vùng của Na Uy. Trong khi các tiết mục opera, kịch và múa balê khiến những người yêu văn hóa phải trầm trồ thì ở bên ngoài, những người lướt ván tuyết lại lợi dụng mái nhà hát trong mùa đông, còn những người tắm nắng, dã ngoại chiếm lĩnh nó trong mùa hè cho các hoạt động thể thao và vui chơi. Thư viện quốc gia (thành phố Priština, Kosovo) Thư viện này có thể không thu hút bạn ngay từ đầu nhưng đó vẫn là phong cảnh ấn tượng. Trong khi khu phố Thổ Nhĩ Kỳ với nhiều nhà thờ Hồi giáo của thành phố Pristina hé lộ đặc điểm và nét truyền thống của đạo Hồi, thì thư viện thành phố lại trông như thể vừa từ hành tinh khác xuống. Khu vực Bullring bây giờ không chỉ là trung tâm mua sắm lớn nhất nước Anh mà còn là nơi cực kỳ ấn tượng với lối kiến trúc "blobitecture". Lấy cảm hứng từ một kiểu áo đính hạt hình bản tròn của nhà thiết kế Tây Ban Nha Paco Rabanne, mặt ngoài trung tâm được phủ trong hơn 15.000 đĩa nhôm sáng bóng màu xám, trông hơi giống một quả bóng golf khổng lồ đã bị đánh mạnh khiến hình dạng méo mó. |
Bích Thủy The Sun Herald/TuoiTre |