Cập nhật: Thứ năm, 13/08/2009, 08:44 GMT+7
Đền Tanjavur
Năm 995 ngôi đền thờ phụng thần Shiva được đức vua Rajaraja I xây dựng ở Tanjavur và hoàn thành vào năm 1010. Ngôi đền này được xếp hạng như một trong những công trình tưởng niệm của đạo Hindu ở Châu Á, không chỉ ở quy mô khổng lồ mà còn là sự hoàn hảo trong kỹ thuật xây dựng và sự rõ ràng trong quan niệm kiến trúc.

Quang cảnh ngôi đền, với các tháp hình chóp dốc đứng vươn cao hơn điện thờ linga nằm ở phía sau phần nhà phụ lộ thiên để tiếp nhận chiếu chỉ Nandi (Ảnh: constelar)

Theo văn khắc ở đền, Rajaraja thể hiện sự quan tâm của cá nhân trong việc xây dựng công trình tưởngniệm nà y nên mặc dù xây dựng để tôn vinh đức vua bảo trợ, ngôi đền chính thức dành để thờ phụng nữ thần Shiva dưới tên gọi Rajarajeshvara, sau này đổi thành Brihadishvara.  Như thường thấy trong các điện thờ nữ thần Shiva, nam thần cũng được thờ phụng trong hình thức biểu tượng như tượng dương vật (phallus), biểu tượng tạo hình từ đá bazan đánh bóng, cao đến 4m (13feet).

Cột ở hành lang đền (Ảnh: dis.uniroma1)

Đền tọa lạc gữa một khoảng trong sân hình chữ nhật rộng mênh mông có xây tường bao với các hàng cột thường thấy ở các ngôi đền phụ. Lối vào sân trong đặt ở giữa xạnh phía Đông qua một kết cấu cổng hình chữ nhật phía trên là mái vỏ trụ, một khoảng cách ngăn bên ngoài là cổng ra vào rộng hơn, cao hơn cũng cùng kiểu.

Tác phẩm chạm khắc các vị thần trong đạo Hindu được đặt trong các hốc tường, trong khi trụ bổ tường phẳng đặt trong các lọ, tất cả đều chạm nổi, sử dụng những hốc tường ở khoang giữa.Tháp hình chóp vươn cao có đến 13 tầng càng lên cao càng nhỏ dần. Mỗi tầng đặt trên một lan can có mái cong dạng vòm có trang trí và hình dạng mái giống mái bát úp, một điểm đặc trưng của các ngôi đền Nam Ấn Độ. Đỉnh tháp điện thờ được lợp mái hình bán cầu to lớn trên mái đặt hình chạm đầu mái giống lọ đồng do chính tay Rajaraja đặt vào.

Đền xây dựng hoàn toàn bằng các khối đá hoa cương, lớp này đặt trên lớp kia không hề dùng vữa. Tháp điện thờ xây dựng bậc cấp trên các sàn làm việc trên giàn giáo nhiều tầng có các tảng đá nhô ra kiểu mút thừa dần dần hướng về bên trong cho đến khi chúng gần chạm đến mái hình bán cầu. Mặc dù tháp rỗng ruột, nhưng số lượng đá khổng lồ sử dụng trong công trình ước tính khoảng 17.000m3 (600.350 feet khối). Vì đá hoa cương không có ở các vùng gần đó, nên vật liệu được cắt thô vận chuyển bằng đường sông từ một mỏ đá thượng nguồn Tanjavur cách hiện trường khoảng 45km. Giới học giả nghiên cứu việc làm cách nào để đưa các khối đá lên các tầng trên của tháp điện thờ.

Tháp chóp Rajarajeshvara (Ảnh: atributetohinduism)

Cách Tanjavur 6km về phía Tây Bắc có một ngôi làng tên Sarapallam, thung lũng nhỏ giàn giáo. Người ta nghĩ rằng có thể làm một đường đắp bằng đất xoáy ốc quấn vòng quanh tháp, và kéo đá tảng trên đường đắp này. Cho dù có áp dụng phương pháp nào đi nữa, tháp hòan toàn là chứng cứ kỹ thuật xây dựng bậc thầy của vương triều Chola.

Sau này, lớp vữa trát trang trí các chi tiết trên tháp bằng đá hoa cương được bổ sung vào thế kỷ 18-19 lúc đó đền được trùng tu dưới sự chỉ đạo của Marathas sứ Tanjavur. Thế nhưng, chính Nayakas trong thế kỷ 17 mới là người hoàn tất hành lang ngoài đền và xây dựng phần nhà phụ để đặt pho tượng Nandi khổng lồ, gò đất nhận chiếu chỉ của nữ thần Shiva vẫn đứng sừng sững phía trước. Nayakas cũng xây dựng đền Subrahmanya trang trí tinh xảo và đền thờ nữ thận tạo thành một bộ phận trong khu đền phức hợp. Sự có mặt của những công trình trong giai đoạn hậu Chola chứng nhận thầm quan trọng của triều đại Brihadishvara như một công trình tưởng niệm nhà vua trong thời kỳ hậu Chola. Nhưng thành tựu lớn nhất vẫn thuộc về Rajaraja cùng công trình kiến trúc tuyệt tác của ông.

Anh Tuấn

NET