Cập nhật: Thứ năm, 13/08/2009, 08:46 GMT+7
Nhà thờ Hagia Sophia
Nhà thờ Hagia Sophia được xây dựng và trang trí chỉ trong 6 năm từ năm 532 đến 537 trước công nguyên ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những công trình mái bát úp đồ sộ trên thế giới bởi kiến truc sư Anthemius của xứ Tralles và Isidore của xứ Miletus xây dựng với sự giúp đỡ của 10 000 thợ thủ công dành cho hoàng đế Byzantine Justanian. Công trình hoành tránh này khánh thành vào 27/12/537. Đường nét bên ngoài gợi ý sự sửng sốt và thành công thấy rõ của mái bát úp này, với đường kính 31m (100fit), chỉ có thể nhận thức được hết giá trị từ bên trong. Vẻ nguy nga và kỹ năng trong kết cấu đã cho thấy ý kiến nào cho rằng kiến trúc Cơ Đốc ban đầu vào đầu thời kỳ Trung cổ đang suy tàn là sai.


Tính phức tạp của công trình chắn chắn cho thấy sự tự tin về một kiến trúc phi thường ở quy mô đồ sộ, đòi hỏi phải tính toán chính xác và tinh thần dám nghĩ dám làm trong kỹ thuật. Đỉnh cao của nghi lễ do Đại Thượng Phụ thực hiện ở bàn thờ bạc, đồ vật trang trí trong cung thánh đầy ắp bạc, vàng và đá quý. Tất cả mái cong dạng vòm trên trần nhà hay ở vách phía trên tin hữu đều trang trí bằng vật liệu khảm.
Nhiều khách tham quan khi đến đây đã kinh ngạc và đặt ra câu hỏi "làm cách nào mái bát úp nằm ở trên không?"

Câu trả lời là người ta giấu kỹ thuật kết cấu. Khách tham quan chỉ nhìn thấy mái bát úp chính với các mái bát úp bán nguyệt làm trụ chống tường ở phía Đông và Tây, và nhìn thấy tia sáng mặt trời từ cửa sổ rọi sáng cả nhà thờ. Người ta nhìn thấy các dãy cột bằng đá cẩm thạch (đá cẩm thạch có màu sắc lấy từ nhiều mỏ đá khác nhau ở Địa Trung Hải) và lớp đá cẩm thạch ốp có vân (thường ốp theo kiểu "tựa lưng" với đường vân cân đối làm tăng vẻ huyền bí trong chất liệu đá). Các cột bằng đá cẩm thạch được chạm khắc phần dưới, khối đắp nổi trang trí và không gian nằm giữa hai mặt trên của hai vòm gặp nhau và đường thẳng nối liền đỉnh vòm (đá cẩm thạch trắng lấy từ các mỏ đá Proconnesia ở biển Marmara).

Sau nhiều biến cố của thời gian và tự nhiên lần đại tu công trình sau cùng do kiến trúc sư người Thụy Sỹ Gaspare và Giuseppe Fossati tiến hành trong năm 1847-1849, một việc làm táo bạo rất ấn tượng về sự gia cố và trang trí lại. Công trình trở thành viện bảo tàng vào năm 1931.


Anh Tuấn

NET